Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 2024
Sức khỏeCách gói bánh tét chay

Cách gói bánh tét chay

Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam luôn đậm đà bản sắc. Đó không chỉ là những lễ nghi, phong tục, mang tính cổ truyền, thể hiện hồn dân tộc mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Có những món ăn vừa đơn giản, vừa tinh tế nhưng được nhà nhà chuẩn bị chu đáo để dâng cúng tổ tiên, bày biện đón khách. Nếu như bánh chưng là một phần không thể thiếu trong ngày Tết nơi đất Bắc, thì với người miền Nam cũng có bánh tét thơm ngon, chẳng kém phần. Đầu năm, Tết đến xuân về, ta hãy bắt tay vào việc chuẩn bị ngay những cây bánh tét chay để đón Tết.

Nguyên liệu

– 500g nếp hương

– 300g đậu xanh bóc vỏ

– 1g lá dứa

– Các gia vị cần thiết:

– Muối – Tiêu – Hạt nêm nấm rong biển

– Lá chuối + dây buộc

Chuẩn bị

+ Nếp hương vo sạch, ngâm nước 12 tiếng, sau đó vớt ra để ráo. Đậu xanh rửa sạch ngâm nước 3 tiếng, hầm chín, tán nhuyễn. Lá dứa thái nhỏ, xay lấy nước, lọc bã, khoảng 1 ly.

+ Lá chuối phơi hơi héo, lau sạch (hoặc trụng qua nước sôi cho mềm), xé thành những miếng hình chữ nhật dài khoảng 35cm.

+ Nếp hương sau khi để ráo, ta bắt đầu trộn gia vị vào: một ít hạt nêm nấm, một ít tiêu xay, nước lá dứa, trộn đều.

+ Nhân: bắt chảo lên bếp, cho một ít dầu, tiếp theo là đậu xanh tán nhuyễn, nêm nếm gia vị và đảo đến khi vừa khô. Để nguội, vo thành từng khúc hình trụ.

Quy trình thực hiện

BƯỚC 1: Xếp lá thành hai lớp: lớp thứ nhất gồm hai lá xếp chồng lên nhau ở phần cuống lá, lớp thứ hai xếp ngược lại với lá thứ nhất . Cho ½ lượng nếp vào giữa lá, dùng tay dàn nếp ra tạo thành hình chữ nhật có chiều dài khoảng 23cm.

BƯỚC 2: Cho đậu xanh đã vo thành hình trụ lên lớp nếp, nhưng phần đậu xanh này phải nhỏ hơn lớp nếp . Cho phần nếp còn lại lên trên cùng để che hết phần nhân đậu xanh.

BƯỚC 3 : Gập hai mép lá vào nhau. Lưu ý, phần mép hai lá chuối phải chênh nhau. Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh. Sau đó, dùng dây buộc ngang giữa cuộn bánh, buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được.

BƯỚC 4: Nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự. Dùng một phần lá chuối che 2 phần đầu bánh. Dùng dây buộc lại và làm tương tự cho đầu bánh còn lại  

BƯỚC 5: Tháo sợi dây giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp dàn đều trong bánh. Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh. Cột chặt đầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt. Buộc dây dọc theo thân bánh, chú ý canh đều khoảng cách giữa các mối buộc.

BƯỚC 6 : Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi. Đặt bánh vào nồi, để một ít lá chuối trên mặt bánh, cho nước ngập bánh. Nấu với lửa lớn từ 10-12 tiếng. Cách 2 tiếng thêm nước một lần và khoảng 6 tiếng trở bánh để bánh chín đều.

Lưu ý:

–  Sau khi vớt bánh ra, phải rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn lau khô và treo bánh lên cho nguội.

–  Khi dùng, muốn bánh khi lột không dính vào tay, bạn bóc vỏ ở một đầu, bóc vỏ đến đâu, cắt bánh đến đó (cắt bánh bằng chỉ hoặc dây lạc). Cũng có thể dùng dao nhỏ cắt bánh từng khoanh rồi mới lột vỏ.

–  Bánh tét có thể dùng chung với củ kiệu, dưa món, nước chấm…

Hồng Hà

Hồng Hà

Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam luôn đậm đà bản sắc. Đó không chỉ là những lễ nghi, phong tục, mang tính cổ truyền, thể hiện hồn dân tộc mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Có những món ăn vừa đơn giản, vừa tinh tế nhưng được nhà nhà chuẩn bị chu đáo để dâng cúng tổ tiên, bày biện đón khách. Nếu như bánh chưng là một phần không thể thiếu trong ngày Tết nơi đất Bắc, thì với người miền Nam cũng có bánh tét thơm ngon, chẳng kém phần. Đầu năm, Tết đến xuân về, ta hãy bắt tay vào việc chuẩn bị ngay những cây bánh tét chay để đón Tết.

NGUYÊN LIỆU

– 500g nếp hương

– 300g đậu xanh bóc vỏ

– 1g lá dứa

– Các gia vị cần thiết:

– Muối – Tiêu – Hạt nêm nấm rong biển

– Lá chuối + dây buộc

CHUẨN BỊ

+ Nếp hương vo sạch, ngâm nước 12 tiếng, sau đó vớt ra để ráo. Đậu xanh rửa sạch ngâm nước 3 tiếng, hầm chín, tán nhuyễn. Lá dứa thái nhỏ, xay lấy nước, lọc bã, khoảng 1 ly.

+ Lá chuối phơi hơi héo, lau sạch (hoặc trụng qua nước sôi cho mềm), xé thành những miếng hình chữ nhật dài khoảng 35cm.

+ Nếp hương sau khi để ráo, ta bắt đầu trộn gia vị vào: một ít hạt nêm nấm, một ít tiêu xay, nước lá dứa, trộn đều.

+ Nhân: bắt chảo lên bếp, cho một ít dầu, tiếp theo là đậu xanh tán nhuyễn, nêm nếm gia vị và đảo đến khi vừa khô. Để nguội, vo thành từng khúc hình trụ.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

BƯỚC 1: Xếp lá thành hai lớp: lớp thứ nhất gồm hai lá xếp chồng lên nhau ở phần cuống lá, lớp thứ hai xếp ngược lại với lá thứ nhất . Cho ½ lượng nếp vào giữa lá, dùng tay dàn nếp ra tạo thành hình chữ nhật có chiều dài khoảng 23cm.

BƯỚC 2: Cho đậu xanh đã vo thành hình trụ lên lớp nếp, nhưng phần đậu xanh này phải nhỏ hơn lớp nếp . Cho phần nếp còn lại lên trên cùng để che hết phần nhân đậu xanh.

BƯỚC 3 : Gập hai mép lá vào nhau. Lưu ý, phần mép hai lá chuối phải chênh nhau. Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh. Sau đó, dùng dây buộc ngang giữa cuộn bánh, buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được.

BƯỚC 4: Nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự. Dùng một phần lá chuối che 2 phần đầu bánh. Dùng dây buộc lại và làm tương tự cho đầu bánh còn lại  

BƯỚC 5: Tháo sợi dây giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp dàn đều trong bánh. Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh. Cột chặt đầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt. Buộc dây dọc theo thân bánh, chú ý canh đều khoảng cách giữa các mối buộc.

BƯỚC 6 : Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi. Đặt bánh vào nồi, để một ít lá chuối trên mặt bánh, cho nước ngập bánh. Nấu với lửa lớn từ 10-12 tiếng. Cách 2 tiếng thêm nước một lần và khoảng 6 tiếng trở bánh để bánh chín đều.

LƯU Ý:

–  Sau khi vớt bánh ra, phải rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn lau khô và treo bánh lên cho nguội.

–  Khi dùng, muốn bánh khi lột không dính vào tay, bạn bóc vỏ ở một đầu, bóc vỏ đến đâu, cắt bánh đến đó (cắt bánh bằng chỉ hoặc dây lạc). Cũng có thể dùng dao nhỏ cắt bánh từng khoanh rồi mới lột vỏ.

–  Bánh tét có thể dùng chung với củ kiệu, dưa món, nước chấm…

Tin khác

Cùng chuyên mục