1.1 Chân Lý Tối Thượng
Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (天地萬物同一體) hay vi nhất thể (為一體,) mà lý nhất nguyên (oneness) là một khái niệm đã có từ ngàn năm trong Đạo học và Triết học của cả Đông lẫn Tây Phương.
Trong Đạo Đức Kinh Lão Tử nói, “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” (道生一,一生二,二生三,三生万物)” tức là nói Đạo là nguồn gốc của vạn vật, mà vạn vật xuất phát từ một thể đồng nhất là Đạo. Parmenides và đệ tử là Zénon cũng có cùng nhận định như vậy. Zénon đã cụ thể hóa nhận thức của thầy trong các nghịch lý (paradoxes) trong đó có đề cập đến mũi tên thật ra không chuyển động nên không bao giờ bay đến đích. Không đi không đến!
Parmenides là triết gia Hy Lạp cổ đại sống vào đầu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại làng Elea ở phía nam nước Ý. Tác phẩm duy nhất được biết đến của ông là một bài thơ, hiện chỉ còn một phần tồn tại cho đến ngày nay, tựa đề Bàn Về Tự Nhiên. Trong bài thơ này, Parmenides nêu ra hai quan điểm về thực tại. Một là “Con đường của chân lý” (the way of truth,) được ông giải thích, thực tại là đơn nhất (oneness,) bất biến, bất hoại trong nhất thể. Hai là “Con đường nhận thức” (the way of opinion,) ông giải thích hình tướng của vạn vật trong của thế giới, trong đó các chức năng cảm giác là ảo tưởng của Tâm dẫn đến những nhận thức phàm tục sai lầm và lệch lạc.
Chân lý của Khoa Học là đem lại hạnh phúc và hòa bình cho nhân loại. Mục đích của khoa học là phục vụ cho nhu cầu đòi hỏi của con người, và bảo vệ môi sinh. Những khám phá về kỷ thuật (technology,) lẫn medicines của những nhà thiện tri thức, bác học, khoa học gia, những bồ tát này cũng không ngoài mục đích cao thượng, cứu độ và giảm bớt đau khổ của con người. Những khám phá không ngừng về vũ trụ, và vật chất rất cần thiết cho những nhu cầu của chúng ta. Chẳng hạn, theo tôi dự đoán, khoa học đang trong vòng thí nghiệm về một chip điện tử cho bộ óc con người. Khi cấy nó vào trong não bộ, nó có thể an tâm, kiến tánh, giác ngộ, thành Phật trong satna. Khỏi phải học cao, tu hành hay thiền định gì cả mà tất cả tham sân si, tất cả kiến thức hàng tỷ năm của vũ trụ đều biết hết và kiễm soát (control) được. Muốn đi tới bất cứ nơi nào trong vũ trụ chỉ cần nghĩ là tới, không cần time machine, năng lượng, thời gian lẫn không gian và phương cách an toàn cho nhục thân.
Trước khi nhờ nhân duyên, học hỏi về Phật Pháp, tôi đả tranh luận trong lớp, tại đại học Mỹ, 1975, Tâm Thức tự nó không phải là vật chất (matter) như khoa học đả định nghĩa. Tốc độ ánh sáng không phải là tốc độ tuyệt đối. Dĩ nhiên, các bạn Mỹ và cả thầy (giáo sư đại học) cũng không công nhận lý thuyết của tôi. Họ dùng Einstein’s Law of Relativity để bác bỏ cái ý tưởng điên cuồng đó của tôi. Mà chính lúc đó, tôi lại là thiểu số, cô đơn, một thằng ngu dốt tỵ nạn tại một nước văn minh kỹ thuật nhất thế giới, tiếng Mỹ cũng không giỏi, thì làm sao có thể chứng minh được là mình “không sai?” Cho nên lúc đó, tôi cũng tưởng là mình “không đúng,” vì cái quan niệm nữa điên nữa tĩnh đó của mình nó đi ngược lại những gì mà mình đả học được từ Science as Engineer. Hơn nữa vì không muốn ăn con “F,” cho nên tôi vội vàng “mũ nĩ che tai, ngậm miệng qua cầu.” Bây giờ, và sau khi học mót được chút ít tư tưởng của Phật Giáo, đọc được những khám phá mới của khoa học, tôi mới tự tin (confident) để khẳng định, Tâm Ý tự nó từ nguyên thủy đả luôn luôn đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Điều này, Phật Giáo đả nói từ hơn 2,500 trước nhưng tới bây giờ các khoa học gia mới công nhận sau khi họ thí nghiệm và tìm ra được God Particle di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Những khám phá này đả đánh đổ lý thuyết của Einstein, vật chất không thể đi nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Mà ai biết được trong tương lai, ngay cả cái thuyết này cũng “không hợp thời” luôn?
Chân lý tối thượng của Đạo Phật là Chân Như Tĩnh Tịnh, Niết Bàn Tịnh Độ. Mà mục đích đơn giản của Phật Pháp là an tâm kiến tánh để đạt giác ngộ, vượt qua bể khổ trầm luân, và thoát khỏi sinh tử luân hồi, thành Phật. Tôi có thể khẵng định, Phật Giáo không phủ nhận Khoa Học mà bổ túc (compliment) lẫn nhau. Nơi nào Khoa Học chưa thể giải thích xa hơn thì Phật Giáo sẻ dùng con thuyền Bát Nhã để đưa Khoa Học vượt qua bến khúc mắc, tới bờ chân lý.