Sáng ngày 25/4/2023 (6/3 năm Quý Mão), Thượng tọa Thích Tiến Đạt – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Tư liệu Phật học Việt Nam có buổi thuyết giảng đến chư Ni cả nước tại lớp Bồi dưỡng Luật các pháp Yết ma, nghi lễ thiền môn do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức.Thượng tọa Thích Tiến Đạt chia sẻ về đề tài “Bản chất của pháp Yết-ma”. Luật học không ngoài chỉ trì và tác trì, chỉ trì nghiên về khoa giáo, tác trì nghiên về yết-ma. “Tỳ-ni tạng trụ Phật pháp cữu trụ”, Giới luật có vị trị ngang bằng với Phật.
Thượng tọa dành thời gian chia sẻ nhiều về giá trị và cách thức tác pháp yết-ma. Pháp yết-ma có 03 giai đoạn: Gia hành, Căn bản Nghiệp đạo và Hậu khởi. Yết-ma còn có thể hiểu là “Nghiệp”. Vì vậy pháp Yết-ma thành tựu không có nghĩa là dừng lại sau khi kết thúc Giới đàn mà nó theo một vị Tỳ kheo như pháp đến khi kết thúc thọ mạng.Trong Đài giới, Chư vị Tôn chứng trong giới đàn phải thật sự minh bạch, để thực hành cho đúng pháp. Vị giới sư phải hội đủ thanh tịnh về thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Trong một Giới đàn khi thiết trí cho các vị Giới sư phải tương đồng, cùng ngồi, cùng đứng; có thể giao tiếp, tương tác với nhau qua thân, khẩu và ý. Pháp yết ma thành tựu có 04 điều kiện: Nhân, pháp, túc số và xứ.
Điều căn bản là người cầu thọ giới (Giới tử) phải hội đủ 05 điều kiện căn bản cần cầu thọ giới: Là loài người, đầy đủ các căn, thân thanh tịnh, đầy đủ các tướng xuất gia, đã được một phần giới pháp (nếu thọ Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì phải đã thọ giới Sa di, Sa di ni,…)
Các pháp yết ma khác như cầu cho độ đệ tử, cầu xuất gia, … cũng phải hội đủ các điều kiện theo quy định như trong Luật đã ghi. Sau buổi thuyết giảng, toàn thể hội chúng đã lĩnh hội thêm những kiến thức về các pháp Yết -ma.
Hình ảnh tại lớp bồi dưỡng:
Thực hiện: Linh Giang – Nguyễn Huỳnh