Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023
TIN TỨC TP. HCM: KINH VÔ LƯỢNG THỌ PHẨM THỨ 10 DO SƯ CÔ...

TP. HCM: KINH VÔ LƯỢNG THỌ PHẨM THỨ 10 DO SƯ CÔ THÍCH NỮ NHƯ PHÁP GIẢNG TẠI CHÙA PHƯỚC VIÊN

Sáng ngày 23/ 4/ 2023, nhằm ngày 4 tháng 3 năm Quý Mão. Tại chùa Phước Viên, số 318 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. SC. Thích nữ Như Pháp đã có buổi thuyết giảng “Kinh  Vô Lượng Thọ”, phẩm thứ 10 “ Đều nguyện làm Phật “.Trong phẩm thứ 10 có đoạn, Phật đây là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta. Người kết tập kinh ghi chép rằng, lúc Phật giảng kinh đến đoạn này, trong nhóm Thánh chúng có một số người có phản ứng. Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu A Di Đà Phật khi còn là Bồ Tát cầu được nguyện này, tức là nói lúc ấy mọi người đang ngồi nghe kinh, từ lúc mở đầu cho đến hết phẩm thứ chín.Lúc ấy nhóm người của Vương tử A Xà Thế cũng tham gia pháp hội, họ là một đoàn thể nhỏ, chí đồng đạo hợp, bình thường ở một nơi tu hành, hôm nay nghe Phật giảng Kinh Vô Lượng Thọ.

Sau khi nghe xong, hoan hỷ rồi cúng dường Phật, năm trăm người, mỗi người cầm một lọng hoa bằng vàng cúng dường Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau khi cúng dường xong lại trở về chỗ ngồi để tiếp tục nghe kinh.

Trong tâm họ đều có ý niệm này, đều đang có vọng tưởng: “A Di Đà Phật cũng được – tốt lắm! Chúng ta tương lai phải làm Phật giống như A Di Đà Phật không khác”. Họ khởi ý niệm này, niệm này khó có được. Hy vọng các đồng tu của chúng ta ngồi ở đây cũng có ý niệm này, đây gọi là không uổng công nghe, nhưng phải thế nào đây? Không được học nhóm những người này. Chúng ta xem phần Kinh văn tiếp theo.

Phật có tha tâm thông, nên những người này động niệm thì Phật biết ngay.

Nói với mọi người nghe kinh:

Là nhóm Vương tử A Xà Thế cùng năm trăm trưởng giả, nhóm người này đời đời kiếp kiếp đều có nhân duyên với nhau.

Tức là thọ ký cho họ sau này sẽ thành Phật.

Một vị Phật ra đời phải mất ba đại A Tăng Kỳ kiếp, cúng dường bốn trăm ức Phật, bạn thử nghĩ thời gian này dài biết mấy, họ đã tu được bao lâu?

Ca Diếp Phật là vị Phật trước Thích Ca Mâu Ni Phật. Đại kiếp này gọi là Hiền kiếp, trong đại kiếp này có một ngàn vị Phật ra đời. Vị thứ nhất là Câu Lưu Tôn Phật, vị thứ hai là Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, vị thứ ba là Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta là vị thứ tư, Di Lặc Phật tương lai hạ sanh làm Phật là vị thứ năm. Lúc Ca Diếp Phật là vị Phật thứ ba trong Hiền kiếp thì Thích Ca Mâu Ni Phật là bổ xứ Bồ Tát, giống như Di Lặc Bồ Tát hiện nay.

Vào lúc đó thời kỳ Ca Diếp Phật thì Thích Ca Mâu Ni Phật là Bồ Tát, họ là đệ tử của Bồ Tát, có duyên rất sâu với Phật.

Bây giờ ta là Phật rồi, họ lại đến nghe Kinh, lại làm đệ tử của ta, đến cúng dường, lại gặp nhau rồi, rất vui mừng.

Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra nhân duyên của đời quá khứ, như vậy mới biết được người học Phật không phải đơn giản, làm bạn đồng tham đạo hữu cũng không phải dễ dàng. Trong đời quá khứ không có duyên thì gặp mặt là chán ghét, không vui mừng, phải vậy không? Trong đời quá khứ có duyên thì gặp nhau mới hoan hỷ, mới làm bạn đạo đồng tham, không phải là việc dễ dàng, có duyên rất sâu. Chúng ta không có tha tâm thông, không biết được. Để đoạn kinh văn này vào chỗ này có dụng ý gì vậy? Dụng ý vô cùng thâm sâu.Ý nghĩa thứ nhất: Trong quá khứ, đời đời kiếp kiếp tu hành và cúng dường bốn trăm ức Phật, phước báo này lớn biết bao. Nghe Phật giảng Kinh Vô Lượng Thọ, khởi niệm ta tương lai thành Phật giống như A Di Đà Phật, nhưng không phát tâm vãng sanh, không phát nguyện vãng sanh. Nay chúng ta nghe được Kinh này, có thể tin, có thể phát nguyện vãng sanh thì thiện căn phước đức nhân duyên của chúng ta vượt hơn họ. Nếu đời đời kiếp kiếp quá khứ của bạn tu hành cúng dường bốn trăm ức Phật giống như họ thì thiện căn phước đức nhân duyên của bạn vẫn chưa đủ. Trong kinh A Di Đà nói: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc” (không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh nước kia), chữ “thiểu” này là tiêu chuẩn gì vậy? Chỗ này là tiêu chuẩn. Hôm nay, chúng ta nghe được bộ Kinh này, hoan hỷ phát nguyện muốn trong đời này vãng sanh thế giới Cực Lạc, chúng ta trong đời quá khứ cúng dường hơn bốn trăm ức chư Phật, vượt hơn bốn trăm ức. Bởi vì trong thời gian bốn trăm ức đó bạn vẫn không có ý niệm muốn vãng sanh, chỉ có ý niệm là ta tương lai thành Phật giống như A Di Đà Phật mà thôi thì bạn mới biết việc này khó rồi! Chúng ta ngày nay đem Pháp môn này khuyên người, bảo người ta tin, nếu người ta trong đời quá khứ không có thiện căn thì Phật cũng không giúp được. Chúng ta dựa vào cái gì để giúp họ? Thì bạn biết, người nghe thật sự hoan hỷ tín thọ phụng hành thì thiện căn của họ chín muồi rồi, thật sự không thể nghĩ bàn. Người này không phải là người phàm. Bộ kinh này có ý nghĩa sâu như vậy.

Ý nghĩa thứ hai: Tuy tương lai họ có thể thành Phật, họ không phát nguyện vãng sanh nên họ không được vãng sanh, vẫn tiếp tục tạo lục đạo luân hồi, vẫn phải thọ khổ não vô tận.

Ý nghĩa thứ ba: “Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch chân tướng của sự thật này rồi, trong đời này bạn gặp được pháp môn này, nếu không phát tâm cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì bạn nếu không phải là ngu si thì cũng là cuồng vọng”. Đầu óc của bạn không bình thường, nếu là người bình thường, thấy được chỗ này thì làm sao không cố gắng phấn đấu, làm sao không nỗ lực? Chúng ta vừa phát tâm thì biết được thiện căn của chính mình chín muồi rồi. Chúng ta thấy một số người, nghe được pháp môn này rồi mà vẫn không chịu tiếp nhận, vẫn cứ dùng dằng do dự, hoặc là học các pháp môn khác thì biết được thiện căn của họ còn kém rất xa. Như năm trăm người này, trong đời quá khứ cúng dường bốn trăm ức Phật mà thiện căn vẫn chưa đủ. Tuy họ học Phật, chúng ta biết duyên của họ chưa chín muồi. Chúng ta đem pháp môn này giới thiệu cho họ thì được, trong lòng họ sanh tâm hoan hỷ, trồng chủng tử vào A Lại Da thức của họ. Chờ đến lúc họ luân hồi tiếp, sau khi luân hồi rồi lại luân hồi, thiện căn của họ phát hiện rồi thì từ từ tính tiếp. Đến lúc đó chúng ta ở thế giới Tây Phương, dù chưa thành Phật thì cũng là đại Bồ Tát rồi, nhìn thấy họ vẫn còn trôi lăn trong lục đạo, chờ đến khi nào họ chịu chấp nhận, cũng tức là lúc thiện căn phước đức nhân duyên của họ chín muồi rồi, chúng ta thừa nguyện trở lại, lại giúp đỡ họ, lại đi độ họ, như vậy là đúng.

Kết thúc buổi thuyết giảng, đã mang lại cho toàn thể Đại chúng khóa tu thấm nhuần pháp nhũ. Đạo tràng phát nguyện y giáo phụng hành, tinh tấn tu tập để sớm hoàn thành sự nghiệp giác ngộ, giải thoát.

Hình ảnh tại buổi giảng:

Thực hiện: Minh Phát – Minh Khoa

Tin khác

Cùng chuyên mục

error: Nội dung được bảo mật !!