Thứ Tư, 27 Tháng Chín 2023
TIN TỨC Sự kiện Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi Khánh thành Đài Tưởng niệm Quốc...

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi Khánh thành Đài Tưởng niệm Quốc gia TS. Ambedkar

《HĐ》Ngày 13/4/2018, vào đêm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 127 của nhà cải cách xã hội nổi tiếng TS. B.R. Ambedkar, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành Đài Tưởng niệm Quốc gia TS. Ambedkar (DANM) tại số 26, phố Alipore, New Delhi – nơi TS. Ambedkar qua đời vào ngày 06/12/1956. Đài Tưởng niệm được xây dựng để tri ân cuộc đời và những đóng góp của TS. Ambedkar, kiến trúc sư chính của Hiến pháp Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ đã đặt viên đá đầu tiên tại lễ khởi công DANM vào ngày 21/3/2016.

Đài tưởng niệm có hình dáng của một cuốn sách

Bộ trưởng Liên bang Bộ Công bằng Xã hội và Trao quyền, Shri Thaawarchand Gehlot; Bộ trưởng Liên bang Bộ Khoa học và Công nghệ, Khoa học Trái đất, Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu, TS. Harsh Vardhan; Bộ trưởng Bộ Công tác Người tiêu dùng, Lương thực và Phân phối Công, Shri Ram Vilas Paswan; các Bộ trưởng cấp Bang vì Công bằng Xã hội và Trao quyền, Shri Ramdas Athawale và Shri Vijay Sampla cùng Thứ trưởng Bộ Công bằng Xã hội và Trao quyền, Smt Latha Krishna Rao đã hiện diện tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Ấn Độ chia sẻ cảm thấy tự hào khi được khánh thành Đài Tưởng niệm Quốc gia TS. Ambedkar vì nó được dành riêng cho Baba Saheb (tên quen thuộc của TS. Ambedkar được nhiều người Ấn Độ sử dụng). Ông chúc mừng Bộ Công bằng Xã hội và Trao quyền và những cơ quan khác vì đã hoàn thành Đài Tưởng niệm theo đúng tiến độ.
Ông nhấn mạnh, từ nay trở đi, số 26 phố Alipur ở Delhi trở thành dấu mốc không chỉ ở Delhi mà trên toàn đất nước. Mọi người sẽ đến thăm Đài Tưởng niệm để biết về cuộc đời và những lý tưởng của Baba Saheb. Đài Tưởng niệm này có hình dáng của một cuốn sách bởi vì Baba Saheb là bộ não đằng sau việc soạn thảo Hiến pháp Ấn Độ. Ông đã chỉ ra con đường dân chủ cho một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới.

Ông cho biết, chính quyền của mình đã tuyên bố 5 địa điểm liên quan đến Baba Saheb là những nơi linh thiêng (Panchtirth), bao gồm: Mhow (Madhya Pradesh); Deeksha Bhoomi ở Nagpur (Maharashtra); Nhà Tưởng niệm TS. Ambedkar ở Luân Đôn; Mahaparinirvan Bhoomi ở phố Alipur, Delhi và Chaitya Bhoomi ở Mumbai (Maharashtra).

Shri Thaawarchand Gehlot phát biểu: “Chính phủ đã có nhiều sáng kiến mới trong bốn năm qua để tri ân Người cha của Hiến pháp Ấn Độ. 100 nghiên cứu sinh Ấn Độ đã được tham quan học tập tại trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics), Vương quốc Anh và Đại học Columbia (Hoa Kỳ), những nơi TS. Ambedkar đã từng học.” Ông nói rằng, Chính phủ cam kết vì phúc lợi của những tầng lớp yếu hơn.

Baba Saheb – TS. B.R. Ambedkar sinh ngày 14/4/1891 tại Mhow, Madhya Pradesh. Ông đã được trao tặng danh hiệu Bharat Ratna, danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Ấn Độ. Ông là Bộ trưởng Luật đầu tiên của Ấn Độ độc lập. Sau khi thôi giữ chức vụ tại Nội các Liên bang ngày 01/11/1951, TS. Ambedkar bắt đầu sống tại ngôi nhà Maharaja ở Sirohi tại 26 phố Alipur, Delhi, nơi ông đã trút hơi thở cuối cùng và đạt được Mahaparinirvana (giải thoát) ngày 06/12/1956. Sau khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu Phật giáo, về cuối đời Ambedkar đã chính thức quy y Tam Bảo, chuyển sang đạo Phật cùng với 500.000 người Dalit ủng hộ ông. Để tưởng nhớ TS. Ambedkar, Mahaparinirvana Sthal, số 26 phố Alipur được dành tặng cho Quốc gia bởi nguyên Thủ tướng Bihari Vajpayee ngày 02/12/2003. Những tín đồ của Baba Saheb tin rằng, số 26 phố Alipur là nơi linh thiêng, nơi TS. Ambedkar đạt được Mahaparinirvana.

Đài Tưởng niệm TS. Ambedkar trải rộng trên một khu đất khoảng 7.400 m2 và được xây dựng với chi phí 1 triệu rupi. Đài Tưởng niệm là một tòa nhà hoàn toàn màu xanh. Đây là tòa nhà đầu tiên trên cả nước có phía trước mang hình dáng một cuốn sách mở, mô phỏng Hiến pháp Ấn Độ. Đài Tưởng niệm có một bảo tàng hiện đại, trong đó cuộc đời và những công trình của TS. B.R. Ambedkar được thể hiện bằng công nghệ hiện đại. Tòa nhà có một khu vực triển lãm, Đài Tưởng niệm, phòng thiền, tượng Phật bằng đá cẩm thạch, tượng Ambedkar bằng đồng… Trụ đá Ashoka (cao 11 m) tại lối vào và Hội trường Thiền ở phía sau cũng đã được xây dựng. Tòa nhà có hệ thống thoát nước thải, hệ thống thu nước mưa và hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà.

 

 Ngọc Sáng (Việt dịch)
theo Aruna Sharma

Tin khác

Cùng chuyên mục

error: Nội dung được bảo mật !!