Mười đệ tử quan trọng của Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (tiếng Phạn: mahāyāna).
Danh vị Thập đại đệ tử
Theo kinh điển Phật giáo Bắc truyền thì thứ tự danh vị của 10 vị này như sau:
- Ma-Ha-Ca-Diếp (Hán tự: 摩訶迦葉, tiếng Phạn: mahākāśyapa, tiếng Tạng chuẩn: འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
- Mục-Kiền-Liên (Hán tự: 目犍連, tiếng Phạn: mahāmaudgalyāyana, tiếng Tạng chuẩn: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-Lợi-Phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán.
- Phú-Lâu-Na (Hán tự: 富樓那, tiếng Phạn: pūrṇa, tiếng Tạng chuẩn: གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất.
- Tu-Bồ-Đề (Hán tự: 須菩提, tiếng Phạn: subhūti, tiếng Tạng chuẩn: རབ་འབྱོར་): Giải Không đệ nhất. Tu-Bồ-Đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
- Xá-Lợi-Phất (Hán tự: 舍利弗, tiếng Phạn: śāriputra, tiếng Tạng chuẩn: ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa; trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-La-Môn.
- La-Hầu-La (Hán tự: 羅睺羅, tiếng Phạn: rāhula, tiếng Tạng chuẩn: སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất-Đạt-Đa (sau này thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
- A-Nan-Đà (Hán tự: 阿難陀, tiếng Phạn: ānanda, tiếng Tạng chuẩn: ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-Nan-Đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-Ha-Ca-Diếp; tuy là Đa văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
- Ưu-Bà-Li (Hán tự: 優波離, tiếng Phạn: upāli, tiếng Tạng chuẩn: ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;
- A-Na-Luật (Hán tự: 阿那律, tiếng Phạn: aniruddha, tiếng Tạng chuẩn: མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;
- Ca-Chiên-Diên (Hán tự: 迦旃延, tiếng Phạn: katyāyana, tiếng Tạng chuẩn: ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;
Theo kinh điển Pāli, thứ tự và danh vị 10 đại đệ tự có sự khác biệt:
- Xá-Lợi-Phất (Hán tự: 舍利弗, tiếng Pali: Sāriputta)
- Mục-Kiền-Liên (Hán tự: 目犍連, tiếng Pali: Moggallāna)
- Ca-Chiên-Diên (Hán tự: 迦旃延, tiếng Pali: Kātyāyana)
- Ma-Ha-Ca-Diếp (Hán tự: 摩訶迦葉, tiếng Pali: Mahākassapa)
- Thuần-Đà (Hán tự: 準陀, tiếng Pali: Cunda)
- Kiếp-Tân-Na (Hán tự: 劫賓那, tiếng Pali: Kappina)
- Câu-Hi-La (Hán tự: 拘希羅, tiếng Pali: Kotthika)
- Ưu-Bà-Li (Hán tự: 優波離, tiếng Pali: Upāli)
- La-Hầu-La (Hán tự: 羅睺羅, tiếng Pali: Rāhula)
- A-Na-Luật (Hán tự: 阿那律, tiếng Pali: Anuruddha)
Theo Phật học Đại từ điển, danh vị 10 đại đệ tử giống như kinh điển Bắc truyền, nhưng thứ tự có thay đổi:
- Xá-Lợi-Phất: Trí huệ đệ nhất
- Mục-Kiền-Liên: Thần thông đệ nhất
- Ma-Ha-Ca-Diếp: Đầu đà đệ nhất
- A-Na-Luật: Thiên nhãn đệ nhất
- Tu-Bồ-Đề: Giải không đệ nhất
- Phú-Lâu-Na: Thuyết Pháp đệ nhất
- Ca-Chiên-Diên: Luận nghĩa đệ nhất
- Ưu-Bà-Li: Trì luật đệ nhất
- La-Hầu-La: Mật hành đệ nhất
- A-Nan-Đà: Đa văn đệ nhất