Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 2024
Phật họcDi sản văn hóa“Tâm Tông” Dấu ấn thiền Trúc Lâm Yên Tử trong Đại lễ...

“Tâm Tông” Dấu ấn thiền Trúc Lâm Yên Tử trong Đại lễ Vesak 2019

  Đại lễ Vesak 2019 là một cuộc ứng dụng, phát huy và lan tỏa tinh thần “Cư trần – lạc đạo – tùy duyên” hết sức độc đáo diễn ra dưới sự đạo diễn của Ban Tổ chức Liên Hiệp Quốc ICDV, đặc biệt là Ban Tổ chức Vesak 2019 tại Việt Nam.

Vesak 2019 đã kiến tạo một xã hội hào hùng và thịnh trị trong bước phát triển mới đầy sinh lực mà sức mạnh và trí tuệ của Việt Nam đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, kinh tế, văn hóa trong không khí đa văn hóa, hòa hợp và hòa bình trong thực tại.
Mười sáu mùa Vesak, lần đầu tiên trong cùng một không gian và thời gian diễn ra một lễ hội Vesak Tam Chúc 2019 mang tầm vóc quốc tế vĩ mô. Song song với lễ hội, các chương trình hội thảo khoa học đã diễn ra nhằm thảo luận cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững (Buddhist Approach to Global Leadership and Shared Responsibilities for Sustainable Societies). Vesak 2019, sự kết nối của những tấm lòng hòa hợp thanh tịnh và an vui với những dòng người như rồng chuyển mình uốn lượn hân hoan vui mừng về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa, về với bản tính thanh tịnh trí tuệ của chính mình.

Đàn lễ cầu nguyện hòa bình Vesak 2019 diễn ra trên biển người vô tận với những bàn tay búp sen trên ngực hòa cùng âm thanh “Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Tiếng niệm Phật hòa vang làm lung linh rực rỡ những đóa sen hồng giữa lòng hồ Tam Chúc. Ký ức nhân loại vẫn tồn tại cùng với các hoạt động văn hóa truyền thống mà chúng ta có thể gọi đó là mùa Vesak Tam Chúc 2019, hành trình kết nối và lan tỏa với Đại lộ di sản, Ký ức thế giới trong đời sống văn hóa Việt Nam và Phật giáo Việt Nam trong dòng di sản tư liệu ký ức thế giới…

Trong quá khứ, các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm đã tiếp nhận và dung hòa ba nguồn tư tưởng của các dân tộc trong khu vực châu Á: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo của phương Đông để tạo nên yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển một đạo Phật Việt Nam mang tính chất “Tam giáo đồng nguyên, hòa quang đồng trần”.

TKN. Hạnh Tâm

Tin khác

Cùng chuyên mục