HĐ Được biết, thư viện đã mở cửa phục vụ độc giả vào ngày khai giảng năm học 2017 – 2018, vậy trong một thời gian chuẩn bị như vậy, thầy đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Nói chung thầy chưa gặp khó khăn gì. Trong quá trình xây dựng thì trên có hội đồng điều hành nhà trường ủng hộ, dưới có quý thầy quý cô cùng sinh viên giúp đỡ nên công việc tiến triển nhanh chóng.Lúc đầu ít người, thầy với anh Đức, chị Thảo làm đến 9 giờ tối, thấy vậy, các thầy cô khoá 11 lên phụ đông kín cả thư viện. Việc cập nhật các đầu sách cũng rất thuận lợi nhờ có anh Đức, chị Thảo thủ thư đã chuẩn bị catalogue, thầy chỉ chọn sách và phân loại xếp lên kệ.
Về kinh phí, quý thượng toạ, quý Ni sư như thầy Thích Nhật Từ, thầy Thích Thạnh Phong ủng hộ nguồn kinh phí rất lớn, còn lại là phần đóng góp của quý Phật tử. Đặc biệt, sư Như Nguyệt ở chùa Phước Nguyên liên hệ bên Đài Loan được số lượng lớn sách tiếng Hoa, sư bà Ma Ha Mạt Đà La góp rất nhiều sách Phật học tiếng Anh, Pháp, Nhật. Thầy và anh Đức chở mấy đợt mới xong từ Long Khánh về học viện.
2.Xây dựng thư viện có phải là Niềm đam mê của thầy không?
Đọc sách là sở thích của thầy. Từ nhỏ, cậu Ruột đã dạy thầy đọc sách, chỉ cách giữ sách. Thầy còn là bạn đọc quen thuộc của báo Khăn quàng đỏ. Lớn lên vào chùa, hai đời sư phụ của thầy đều có tủ sách. Họ đã nuôi dưỡng tình yêu với sách trong thầy.Khi còn học ở Ấn Độ, thầy bắt đầu sưu tầm sách quý và mang một số lượng sách lớn về Việt Nam. Các đây không lâu, thầy đã từng ấp ủ xây dựng một thư viện cùng những sư huynh khác nhưng lúc đó không thực hiện được. Chính vì thế, khi Hoà thượng Thích Trí Quảng giao việc xây dựng thư viện cho thầy, thầy rất vui và biết ơn.
Anh Đức và chị Thảo thủ thư cũng làm việc vì đam mê giống như thầy. Với đồng lương ít ỏi, ngoài giờ hành chính,chị Thảo đi dạy thêm, anh Đức đi làm thêm nhưng cả hai đều duy trì công việc ở đây vì đây là đam mê, sở thích. Thầy xem anh Đức và chị Thảo như con cái trong nhà, còn anh chị xem thầy như cha như chú, không cãi lại bao giờ, dù công việc nhiều cũng không một lời than vãn. Làm ở đâu cũng cần có cái tâm, làm phật sự cần có tâm hơn nữa.
- Đối tượng và mục đích thư viện
Hiện tại, số lượng sách hiện tại vẫn còn rất khiêm tốn, đa phần là sách mới xuất bản nên chỉ phục vụ quý thầy quý cô nhưng ước muốn tương lai của thầy là thư viện sẽ mở rộng ra đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả mọi người, phục vụ số lượng lớn. Điều đó nhất định sẽ thực hiện được khi thư viện tiến hành giai đoạn số hoá để trở thành thư viện điện tử.
Mục đích liên kết thư viện với các nước là giới thiệu tài liệu Phật giáo Việt Nam ra Thế giới trên con đường giao lưu văn hoá vì Phật giáo cũng là một bộ phận của văn hoá dân tộc. Không hạn chế, giới hạn khoảng cách không gian trao đổi, nghiên cứu và học tập. Từ đó, sẽ bỏ đi những hiểu lầm về Phật giáo Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng Phật giáo thế giới. Song song đó, càng gặp gỡ, giao lưu sẽ càng thấy mình bé lại giữa đại dương tri thức bao la. Chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng yêu sách trên thế giới, cùng nhau góp sức xây dựng thư viện. Đây là con đường duy trì và truyền cảm hứng cho nhau.
- Vậy còn mục tiêu truyền cảm hứng, nâng tầm văn hoá đọc cho cộng đồng thì sao ạ?
Văn hoá đọc của từng đất nước là khác nhau. Như Ấn Độ không chỉ đọc sách mà chỉ đọc báo, người Thuỵ Điển ai cũng có một quyển sách trên tay. Ở Việt Nam, để nâng tầm văn hoá đọc rất khó, 100 sinh viên, yêu cầu 100 người đều phải đọc để học nhưng rất khó tìm được ai có Niềm đam mê sách vở. Để truyền cảm hứng và kêu gọi mọi người đến thư viện, thầy sẽ chiếu phim tài liệu khoa học. Phương thức giải trí lành mạnh này không chỉ gợi sự tò mò, thích thú của con người với thế giới xung quanh mà còn cung cấp kiến thức khoa học, tạo Niềm vui vẻ cho cuộc sống. Lúc đó, thư viện sẽ trở thành nơi quen thuộc với các học viên. Dần dà, khi quen thuộc với thư viện, học viên sẽ thường xuyên đến đây tìm đọc tài liệu. Nơi đây sẽ ươm mầm Niềm đam mê sách vở cho mọi người.
- Xin thầy chia sẻ thêm về dự án thư viện điện tử
Trước nhất, thư viện cần đầu tư một máy số hoá tài liệu để chụp số sách thầy và thư viện đang có. Đồng thời, tiến hành phát triển phần mềm lập trình quản lý và mã hoá. Với hơn 20.000 đầu sách chuyên về Phật học, thư viện Phật học sẽ trao đổi và liên kết với các viện nghiên cứu và thư viện trong nước để làm giàu tư liệu nghiên cứu của Việt Nam.
Thư viện là của chung, là sự đóng góp chung cho cộng đồng thì sự có mặt, tồn tại và phát triển của nó phải phục vục lại cộng đồng. Đây chính là tinh thần xây dựng thư viện điện tử. Nó sẽ xoá nhoà biên giới, xoá nhìn không gian và thời gian của bạn đọc trên cả nước và trên thế giới.
Tuy nhiên, nhược điểm của internet và công nghệ đó là tạo ra nguồn thông tin khổng lồ. Vì thế, thư viện Phật giáo đòi hỏi sự chọn lọc nghiêm túc trong sưu tầm, lưu trữ và sử dụng. Tức là thư viện vừa bảo tồn tài sản tri thức chung của nhân loại, vừa mang tính văn hoá, tôn giáo. Nó thể hiện đạo đức nghiên cứu và học tập cũng như ý thức giữ gìn, bảo vệ văn hoá truyền thống dân tộc.
- Thầy đánh giá như thế nào về những gì mình đã xây dựng?
Trong quốc gia có trường học, trong trường học có thư viện, đây là sự phát triển bình thường và tất yếu của xã hội. Không có gì mới cũng không có gì sáng tạo cả. Cũng không có gì lớn lao đáng để tôn vinh, ca ngợi. Việc xây dựng thư viện là một việc nhỏ trong vô số những việc làm tốt đẹp khác trên đời.Việc phát triển thư viện giấy thành thư viện điện tử cũng chỉ là nương theo sự phát triển của xã hội.
Lý tưởng của thầy là đi theo Phật pháp còn uớc muốn xa nhất của thầy về thư viện là phải liên kết với các thư viện, các viện nghiên cứu trên thế giới.Cuộc đời là cảnh đẹp thì mình thưởng thức nó, cuộc đời là thử thách thì mình vượt qua nó, cuộc đời là một trận chiến thì hãy chiến thắng nó. Thách thức không làm mình nản chí. Thầy phấn đấu đến hết đời rồi thế hệ sau xây dựng tiếp.
Võ Bảo Trâm