Thứ Sáu, 29 Tháng Ba 2024
Kinh-LuậnĐại tạng kinhKinh pháp yếu tụng (Phẩm 32)

Kinh pháp yếu tụng (Phẩm 32)

 BHIKṢU

[1]
Bhikṣu đi khất thực
Nếu có, chớ tích trữ
Trời người ngợi tán dương
Sanh tịnh không uế trược

[2]
Bhikṣu luôn từ mẫn
Kính trọng lời Phật dạy
Vào sâu diệu Chỉ Quán
Diệt uế mới được an

[3]
Bhikṣu đoạn tận ái
Xả ái bỏ kiêu căng
Vô ngã trừ bản ngã
Ngã này là ai đây?

[4]
Nên biết Pháp tu hành
Đó là đường giải thoát
Như voi giẫm cường địch
Bhikṣu luôn tu hành

[5]
Đối với sắc thân này
Trong tâm luôn tinh tấn
Hộ thân niệm Chánh Đạo
Bhikṣu sống an vui

[6]
Niệm thân đồng bằng hữu
Chánh mạng không lẫn lộn
Biết nên bố thí gì
Uy nghi cũng đầy đủ
Bhikṣu tu đầy đủ
Mới khéo tận trừ khổ

[7]
Thích Pháp vui mến Pháp
Tư duy Pháp an lành
Bhikṣu y Pháp hành
Tu học chớ lãng quên

[8]
Tu học nhập không định
Bhikṣu luôn an tĩnh
Yêu thích nơi vắng vẻ
Quán sát pháp bình đẳng

[9]
Năm uẩn khéo chế phục
Điều tâm như dòng nước
Thanh tịnh luôn hòa vui
Là uống vị cam lộ

[10]
Như núi cao vót kia
Chẳng bị gió lay động
Bhikṣu diệt tận si
Trong tâm chẳng động dao

[11]
Hết thảy các danh sắc
Không thật chớ mê lầm
Không gần sẽ không ái
Mới là chân Bhikṣu

[12]
Chẳng phải cạo râu tóc
Phóng đãng không giới luật
Xả tham tư duy Đạo
Mới là chân Bhikṣu

[13]
Chẳng phải cạo râu tóc
Buông lung không thành tín
Khéo diệt các khổ não
Thành bậc đại Đạo Nhân

[14]
Bhikṣu đắc từ định
Thọ trì lời Phật dạy
Thấy được dấu diệt tận
Trói buộc chớ có gặp

[15]
Tâm vui cực hân hoan
Ái niệm ai chế phục
Bhikṣu tràn hòa vui
Tận không chẳng căn nguyên

[16]
Thân dừng với ý dừng
Nhiếp ngữ cũng như thế
Xuất gia làm Bhikṣu
Thoát khổ không chướng ngại

[17]
Không thiền sẽ vô trí
Vô trí sẽ không thiền
Đạo từ thiền trí sanh
Gần tới Đạo tịch diệt

[18]
Hành thiền chẳng buông lung
Chớ bị dục loạn tâm
Không uống nước đồng nung
Kẻo đốt hủy thân mình

[19]
Khéo tự hộ thân ngữ
Hộ ý không làm ác
Sau được giới cấm Pháp
Mới gọi là Bhikṣu

[20]
Nếu ai tu Pháp lành
Bảy Giác Phần làm gốc
Đó gọi là diệu Pháp
Là chánh định Bhikṣu

[21]
Như nay trong giáo Pháp
Tự biết tận gốc khổ
Đó gọi là căn lành
Là vô lậu Bhikṣu

[22]
Chẳng phải sức trì giới
Cùng với sự hiểu biết
Cho dù ý đắc định
Không chấp nơi văn nghĩa
Bhikṣu có chỗ nương
Chẳng thể đạt vô lậu

[23]
Hãy quán chánh giác lạc
Chớ gần chốn phàm phu
Quán chuyện đời hiện tại
Phân biệt nơi năm uẩn

[24]
Tu hành chớ làm ác
Tinh tấn tự điều tâm
Xuất gia mà biếng lười
Ý nhiễm lại khởi sanh

[25]
Tu hành mà lười biếng
Nhọc tâm chẳng trừ khổ
Không phải là tịnh hạnh
Làm sao được báu lớn?

[26]
Tâm đã vĩnh dừng nghỉ
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Liền thoát ma trói buộc

[27]
Tâm đã vĩnh dừng nghỉ
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử

[28]
Đã đoạn tâm ái nhiễm
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử

[29]
Không có tâm kết sử
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử

[30]
Khéo đoạn gốc hữu lậu
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử

[31]
Khéo đoạn gốc ba độc
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã dứt già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử

[32]
Bhikṣu nhiếp ý hành
Đã trừ già bệnh chết
Chẳng còn thọ sanh tử
Thoát khỏi cảnh giới ma

[33]
Bẻ gãy gai rừng rậm
Và trừ kẻ mắng chửi
Tâm vững như Diệu Cao
Bhikṣu chẳng thọ khổ

[34]
Đời sau, nay, chẳng mong
Quán đời như mộng huyễn
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[35]
Khéo đoạn gốc của ái
Khô cạn suối dục sâu
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[36]
Khéo đoạn năm thứ dục
Trừ sạch gốc của dục
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[37]
Khéo đoạn năm kết sử
Nhổ trừ gai ái dục
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[38]
Nếu ai bỏ gia nghiệp
Lại đoạn các pháp ác
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[39]
Nếu ai chẳng nhiệt não
Lại đoạn các pháp ác
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[40]
Đoạn dục chẳng bỏ sót
Như nhổ gai ái dục
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[41]
Ái sanh như nước tràn
Như rắn ngậm thuốc độc
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[42]
Nếu ai khéo quán sát
Trong tâm chẳng khởi ác
Bhikṣu lìa đây kia
Như rắn lột thay da

[43]
Gốc tham nếu trừ sạch
Đó là chân Bhikṣu
Hàng phục chúng ma quân
Diệt khổ thoát luân hồi

[44]
Gốc sân nếu trừ sạch
Đó là chân Bhikṣu
Giải thoát mọi phiền não
Diệt khổ thoát luân hồi

[45]
Gốc si nếu trừ sạch
Đó là chân Bhikṣu
Xa lìa nơi trói buộc
Diệt khổ thoát luân hồi

[46]
Gốc mạn nếu trừ sạch
Đó là chân Bhikṣu
Khéo lìa nơi ái nhiễm
Diệt khổ thoát luân hồi

[47]
Gốc nghi nếu trừ sạch
Đó là chân Bhikṣu
Tín mến nơi chánh giác
Diệt khổ thoát luân hồi

[48]
Tâm tham, gai xóm làng
Bhikṣu hãy tư duy
Nếu khéo lìa xa kia
Phật nói chân Bhikṣu

[49]
Tâm sân, gai xóm làng
Bhikṣu hãy tư duy
Khéo lìa nơi sân hận
Phật nói chân Bhikṣu

[50]
Tâm si, gai xóm làng
Bhikṣu hãy tư duy
Nếu lìa nơi si mê
Phật nói chân Bhikṣu

[51]
Tâm mạn, gai xóm làng
Bhikṣu hãy tư duy
Nếu khéo lìa kiêu mạn
Phật nói chân Bhikṣu

[52]
Tâm nghi, gai xóm làng
Bhikṣu hãy tư duy
Nếu khéo lìa nghi ngờ
Phật nói chân Bhikṣu

[53]
Điều phục niệm tham dục
Như thuốc giải độc rắn
Bhikṣu khéo phá hoại
Như rắn lột thay da

[54]
Điều phục niệm sân hận
Như thuốc giải độc rắn
Bhikṣu khéo phá hoại
Như rắn lột thay da

[55]
Điều phục niệm si mê
Như thuốc giải độc rắn
Bhikṣu khéo lìa xa
Như rắn lột thay da

[56]
Điều phục niệm kiêu mạn
Như thuốc giải độc rắn
Bhikṣu khéo lìa xa
Như rắn lột thay da

[57]
Điều phục niệm nghi ngờ
Như thuốc giải độc rắn
Bhikṣu khéo lìa xa
Như rắn lột thay da

[58]
Tham dục kia nếu khởi
Chặt đứt như cỏ lau
Phiền não sâu như biển
Bhikṣu hãy tinh tấn

[59]
Sân hận kia nếu khởi
Chặt đứt như cỏ lau
Phiền não sâu như biển
Bhikṣu hãy tinh tấn

[60]
Si mê kia nếu khởi
Chặt đứt như cỏ lau
Phiền não sâu như biển
Bhikṣu hãy tinh tấn

[61]
Kiêu mạn kia nếu khởi
Chặt đứt như cỏ lau
Phiền não sâu như biển
Bhikṣu hãy tinh tấn

[62]
Nghi ngờ kia nếu khởi
Chặt đứt như cỏ lau
Phiền não sâu như biển
Bhikṣu hãy tinh tấn

[63]
Bhikṣu trì giới luật
Ý định gọi là thiền
Hành giả rõ gốc khổ
Vô vi tối an lạc

[64]
Bhikṣu nhẫn vui buồn
Phân biệt giường gối nệm
Tu tập chẳng buông lung
Tham ái đoạn trừ sạch

Tin khác

Cùng chuyên mục