Thứ Hai, 29 Tháng Năm 2023
Lối sống Khi con đòi bỏ học

Khi con đòi bỏ học

    Khi trẻ đến tuổi “dở dở ương ương”, những suy nghĩ thường thay đổi liên tục khiến phụ huynh xoay xở không kịp. Nhất là chuyện học hành, đùng một cái trẻ đòi nghỉ học ngang hông. Tâm tính trở nên người trưởng thành, muốn đi làm phụ giúp gia đình, chán học, học không vô… – đủ thứ lý do “chính đáng”. Rất khó để phụ huynh ép con đi học khi mà trẻ rơi vào trạng thái ngang bướng, thô lỗ, mất kiểm soát. Đánh đòn ư? Đã qua thời đó rồi. Những lúc thế này rất cần sự khuyên giải nhỏ nhẹ để trẻ không làm liều. 


Như trường hợp của gia đình tôi. Người chị tôi ở quê gọi điện lên thông báo rằng con chị đã bỏ học, sau vài tuần học online. Cháu bảo rằng thấy gia đình khó khăn, cần đi làm để phụ giúp cha mẹ. Không đồng ý với quyết định đó, chị đã mắng con té tát, dọa đuổi ra khỏi nhà nếu nghỉ học. Và… thằng bé đã làm thật. Nó cuốn đồ vào ba lô và đạp xe sang nhà dì Hai ở tạm để không thấy mặt cha mẹ. Chị gọi về ăn cơm, nó cũng không thèm nghe máy. Thật sự tôi rất sốc khi cháu mình có quyết định động trời này. Trước khi vào năm học mới, cháu còn hứa với tôi sẽ cố gắng học giỏi để sau này thi vào Đại học Mỹ thuật. Giờ cháu lại thay đổi ý định đột ngột khiến anh chị tôi hụt hẫng. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tránh trẻ đi sai đường.


Cháu nghe và tin tưởng tôi nhất. Nên tôi vội gọi điện thoại về hỏi thăm và hỏi lý do tại sao cháu quyết định nông nổi. Cháu còn quá nhỏ để đi làm và dù có sức lực cũng không ai thuê, vì thuê trẻ con lao động là phạm pháp… Sau một hồi điều tra, cuối cùng tôi cũng biết được do bạn cháu khích bác. Bạn ấy chê cháu nghèo, xem thường, hạ nhục trước người khác chỉ vì cháu không đủ tiền hùn mua một hộp bánh pizza. Hóa ra là chuyện trẻ con. Tôi khuyên cháu không nên quan tâm đến những chuyện bé tẹo ấy. Nghèo không phải là cái tội, miễn sao sống cho xứng đáng, cho có ích xã hội. “Nếu cháu muốn thay đổi cuộc đời, cho gia đình no ấm thì cháu càng phải học tốt”, tôi nhẹ nhàng bảo thế. Và cuối cùng cháu đã thay đổi ý định bỏ học.


Thực sự có rất nhiều đứa trẻ rơi vào cuộc khủng hoảng ở tuổi dậy thì nên thường suy nghĩ bồng bột. Những lúc thế này, các cháu rất cần sự khuyên giải của người lớn (nhất là người trẻ tin tưởng nhất) một cách chân thành, như người bạn thực thụ. Tuyệt đối không được la mắng, dọa nạt, đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Điều đấy không đem lại hiệu quả mà còn làm trẻ cảm thấy lạc lõng, cô đơn hơn nữa.Khi trẻ đến tuổi “dở dở ương ương”, những suy nghĩ thường thay đổi liên tục khiến phụ huynh xoay xở không kịp. Nhất là chuyện học hành, đùng một cái trẻ đòi nghỉ học ngang hông. Tâm tính trở nên người trưởng thành, muốn đi làm phụ giúp gia đình, chán học, học không vô… – đủ thứ lý do “chính đáng”. Rất khó để phụ huynh ép con đi học khi mà trẻ rơi vào trạng thái ngang bướng, thô lỗ, mất kiểm soát. Đánh đòn ư? Đã qua thời đó rồi. Những lúc thế này rất cần sự khuyên giải nhỏ nhẹ để trẻ không làm liều.


Như trường hợp của gia đình tôi. Người chị tôi ở quê gọi điện lên thông báo rằng con chị đã bỏ học, sau vài tuần học online. Cháu bảo rằng thấy gia đình khó khăn, cần đi làm để phụ giúp cha mẹ. Không đồng ý với quyết định đó, chị đã mắng con té tát, dọa đuổi ra khỏi nhà nếu nghỉ học. Và… thằng bé đã làm thật. Nó cuốn đồ vào ba lô và đạp xe sang nhà dì Hai ở tạm để không thấy mặt cha mẹ. Chị gọi về ăn cơm, nó cũng không thèm nghe máy. Thật sự tôi rất sốc khi cháu mình có quyết định động trời này. Trước khi vào năm học mới, cháu còn hứa với tôi sẽ cố gắng học giỏi để sau này thi vào Đại học Mỹ thuật. Giờ cháu lại thay đổi ý định đột ngột khiến anh chị tôi hụt hẫng. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tránh trẻ đi sai đường.


Cháu nghe và tin tưởng tôi nhất. Nên tôi vội gọi điện thoại về hỏi thăm và hỏi lý do tại sao cháu quyết định nông nổi. Cháu còn quá nhỏ để đi làm và dù có sức lực cũng không ai thuê, vì thuê trẻ con lao động là phạm pháp… Sau một hồi điều tra, cuối cùng tôi cũng biết được do bạn cháu khích bác. Bạn ấy chê cháu nghèo, xem thường, hạ nhục trước người khác chỉ vì cháu không đủ tiền hùn mua một hộp bánh pizza. Hóa ra là chuyện trẻ con. Tôi khuyên cháu không nên quan tâm đến những chuyện bé tẹo ấy. Nghèo không phải là cái tội, miễn sao sống cho xứng đáng, cho có ích xã hội. “Nếu cháu muốn thay đổi cuộc đời, cho gia đình no ấm thì cháu càng phải học tốt”, tôi nhẹ nhàng bảo thế. Và cuối cùng cháu đã thay đổi ý định bỏ học.


Thực sự có rất nhiều đứa trẻ rơi vào cuộc khủng hoảng ở tuổi dậy thì nên thường suy nghĩ bồng bột. Những lúc thế này, các cháu rất cần sự khuyên giải của người lớn (nhất là người trẻ tin tưởng nhất) một cách chân thành, như người bạn thực thụ. Tuyệt đối không được la mắng, dọa nạt, đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Điều đấy không đem lại hiệu quả mà còn làm trẻ cảm thấy lạc lõng, cô đơn hơn nữa. tuổi “dở dở ương ương”, những suy nghĩ thường thay đổi liên tục khiến phụ huynh xoay xở không kịp. Nhất là chuyện học hành, đùng một cái trẻ đòi nghỉ học ngang hông. Tâm tính trở nên người trưởng thành, muốn đi làm phụ giúp gia đình, chán học, học không vô… – đủ thứ lý do “chính đáng”. Rất khó để phụ huynh ép con đi học khi mà trẻ rơi vào trạng thái ngang bướng, thô lỗ, mất kiểm soát. Đánh đòn ư? Đã qua thời đó rồi. Những lúc thế này rất cần sự khuyên giải nhỏ nhẹ để trẻ không làm liều.


Như trường hợp của gia đình tôi. Người chị tôi ở quê gọi điện lên thông báo rằng con chị đã bỏ học, sau vài tuần học online. Cháu bảo rằng thấy gia đình khó khăn, cần đi làm để phụ giúp cha mẹ. Không đồng ý với quyết định đó, chị đã mắng con té tát, dọa đuổi ra khỏi nhà nếu nghỉ học. Và… thằng bé đã làm thật. Nó cuốn đồ vào ba lô và đạp xe sang nhà dì Hai ở tạm để không thấy mặt cha mẹ. Chị gọi về ăn cơm, nó cũng không thèm nghe máy. Thật sự tôi rất sốc khi cháu mình có quyết định động trời này. Trước khi vào năm học mới, cháu còn hứa với tôi sẽ cố gắng học giỏi để sau này thi vào Đại học Mỹ thuật. Giờ cháu lại thay đổi ý định đột ngột khiến anh chị tôi hụt hẫng. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân để tránh trẻ đi sai đường.


Cháu nghe và tin tưởng tôi nhất. Nên tôi vội gọi điện thoại về hỏi thăm và hỏi lý do tại sao cháu quyết định nông nổi. Cháu còn quá nhỏ để đi làm và dù có sức lực cũng không ai thuê, vì thuê trẻ con lao động là phạm pháp… Sau một hồi điều tra, cuối cùng tôi cũng biết được do bạn cháu khích bác. Bạn ấy chê cháu nghèo, xem thường, hạ nhục trước người khác chỉ vì cháu không đủ tiền hùn mua một hộp bánh pizza. Hóa ra là chuyện trẻ con. Tôi khuyên cháu không nên quan tâm đến những chuyện bé tẹo ấy. Nghèo không phải là cái tội, miễn sao sống cho xứng đáng, cho có ích xã hội. “Nếu cháu muốn thay đổi cuộc đời, cho gia đình no ấm thì cháu càng phải học tốt”, tôi nhẹ nhàng bảo thế. Và cuối cùng cháu đã thay đổi ý định bỏ học.

Thực sự có rất nhiều đứa trẻ rơi vào cuộc khủng hoảng ở tuổi dậy thì nên thường suy nghĩ bồng bột. Những lúc thế này, các cháu rất cần sự khuyên giải của người lớn (nhất là người trẻ tin tưởng nhất) một cách chân thành, như người bạn thực thụ. Tuyệt đối không được la mắng, dọa nạt, đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Điều đấy không đem lại hiệu quả mà còn làm trẻ cảm thấy lạc lõng, cô đơn hơn nữa.

Nguyễn Thanh Vũ

 

 

Tin khác

Cùng chuyên mục

error: Nội dung được bảo mật !!