Thứ Tư, 27 Tháng Chín 2023
Phật học Ẩn tu hay tu giữa cộng đồng (Phần 2)

Ẩn tu hay tu giữa cộng đồng (Phần 2)

HĐ – Nhiều người trong quý vị biết rằng, từ ngữ cho tâm trí và từ ngữ cho trái tim ở từ vựng châu Á gần như là một. Tâm trí về mặt tri thức nhưng cũng có nghĩa là trái tim. Tuy nhiên ở phương Tây, tâm trí và cảm xúc ở trong trái tim có khác nhau một chút nhưng điều đó không có nghĩa là có những cấp bậc khác nhau của nhận thức. Sự phát triển của tâm trí, đầu óc khái niệm của chúng ta. Vì vậy những nhà khoa học về thần kinh có thể theo dõi được cách con người phản ứng thế nào. Vì vậy có nhiều cấp bậc khác nhau về nhận thức nhưng cũng có những tầng nhận thức khác. Vì vậy chúng ta bắt đầu với việc tỉnh thức và khả năng để quan sát, tư duy khái niệm trừu tượng. Chúng ta cần phát triển những phẩm chất khác về khả năng hiểu mà không phụ thuộc vào trí óc. Còn có một tầng ý thức khác có thể so sánh với bầu trời, giống như một đám mây và bảy sắc cầu vồng nhưng phía sau đám mây này, đó là không gian, bản chất rất cơ bản của tâm trí. Không gian chúng ta không thể nắm lấy, nhìn thấy, nó vượt ngoài nhận thức của chúng ta. Tuy nhiên đó cũng là tất cả mọi thứ. Tất cả mọi thứ đều là không gian. Và tương tự, bản chất cơ bản của tâm trí là tính Không. Đó không phải là không gian như chúng ta nhìn thấy. Đó là phẩm chất căn bản của việc nhận thức tính Không. Sự trống rỗng của tất cả mọi thứ. Bản chất cơ bản này của tâm trí không có một mục tiêu nào cả và nó không nằm ở trong khối óc của chúng ta. Về cơ bản nó không nằm ở đâu cả nhưng mọi người đều phải nhận thức rằng ý thức nằm ở trung tâm, nằm ở trái tim nhưng không phải là trái tim trong cơ thể về thể chất. Từ một nhận thức về khái niệm chuyển tới một trạng thái nhận thức sâu hơn. Vì vậy các nhà khoa học về thần kinh học không bao giờ có thể phát hiện khám phá được hết các tầng ý thức, không gian rất sâu, nơi chúng ta có thể tỏa sáng, giác ngộ. Làm thế nào bạn có thể làm phong phú việc tu hành của họ nếu như bạn không sớm ở trong một cộng đồng Giáo Pháp. Ở Ấn Độ, hằng ngày mọi người đều tìm đến tôi, vấn đề chính là một nửa trong số họ đến đều nói: “Tôi có vấn đề này, vấn đề kia.” Chẳng hạn có người nói: “Tôi chẳng có Thầy nào cả.” Ai cũng có vấn đề nhưng cũng giống như bất kỳ những kỹ năng nào. Sẽ rất có ích, ngay cả ở cấp độ cơ bản nhất, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta có một người Thầy, bởi vì chúng ta sẽ có một ai đấy để quan sát chúng ta ngay từ đầu, nếu như chúng ta phạm sai lầm mà không nhận ra, nếu có một ai đó có kinh nghiệm hơn nhắc chúng ta đừng làm như vậy sẽ tốt hơn. Tương tự, nếu chúng ta có sự hướng dẫn chúng ta sẽ thấy tự tin hơn, giống như khi chúng ta bước vào một đất nước, lãnh thổ mà chúng ta chưa từng biết, nếu như có một người hướng dẫn thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin, yên tâm hơn. Nếu không có người hướng dẫn, chúng ta sẽ đầy nghi ngờ, đầy lo âu. Nếu như ai đó có một người Thầy có năng lực tốt sẽ dễ hơn. Thật là không may, việc có một người Thầy thật sự tốt, thật sự có năng lực cũng không nằm trong khả năng chúng ta tìm được. Cũng giống như việc chúng ta yêu, chúng ta có thể yêu ai đó nhưng không biết vì sao. Chúng ta cũng có những cảm xúc khác nhau cho những người khác nhau. Ngay cả đối với Đức Phật, không phải tất cả mọi người đều trở thành tín đồ của Ngài. Tôi không thể nói rằng: “Hãy đi đến người này người kia”, bởi vì tôi cũng không biết họ. Tôi có thể gợi ý với bạn về nhiều người Thầy và bạn có thể chọn tùy duyên bạn đến với một người nào đấy. Cũng không nên nghĩ rằng chỉ bắt đầu tu tập khi chúng ta tìm thấy một người Thầy hoàn hảo. Bạn không cần phải có một giáo viên Đại học mới bắt đầu học những điều căn bản như a,b,c. Bạn cũng có thể tự học. Có rất nhiều loại thực hành chúng ta có thể tự làm để tự dạy bản thân mình và có rất nhiều các khóa học được đưa ra, chẳng hạn như khóa học 10 ngày, một tháng,… Chúng ta cũng có thể bắt đầu với những khóa học này. Chúng ta sẽ học cách làm thế nào để hành thiền. Thực hiện các khóa An cư cũng vậy, cũng là cách để chúng ta học. Tuy nhiên, tất cả cái đấy cũng không phải là con đường duy nhất. Tất cả chúng ta đều có thể học. Nếu chúng ta gặp ai mà có cảm xúc và chúng ta mong muốn đó là Thầy của mình thì chúng ta có thể có được người Thầy. Cũng không cần phải quan trọng lắm cái này hay cái kia là truyền thống của mình. Chúng ta cũng không cần phải quá quan trọng trong việc phân phái. Giữa cộng đồng Giáo Pháp, ở nhiều nơi hiện nay cũng có những trung tâm Giáo Pháp có những người thực hành tu tập ở đó. Điều quan trọng là tình bằng hữu và những người có giá trị tốt. Họ có thể không phải là Phật tử nhưng họ có những giá trị tâm linh tốt và đó là điều quan trọng. Hãy nhắc nhở, khuyến khích chúng ta đồng thời cũng như tôi đã nói có rất nhiều sách vở, trung tâm, ngay cả internet,… bạn có thể download trên mạng những khóa An cư chỉ cần dùng máy tính của bạn. Bạn có thể không thích điều đó lắm nhưng còn tốt hơn là không có gì cả. Vấn đề là ngay từ bản thân mình, chúng ta phải nỗ lực, không phải ngồi yên chờ đợi một ai đó và khích lệ chúng ta mới bắt đầu. Chúng ta cần phải tự mình nỗi lực. Hiện nay có quá nhiều thứ tuyệt vời để chúng ta tiếp cận, đặc biệt là đối với những người biết tiếng Anh và tiếng Trung, có quá nhiều thứ để chúng ta học. Nếu chúng ta không thể có được một vị Thầy chuyên nghiệp, chúng ta vẫn có thể học được. Đồng thời trong quá trình học đó nếu chúng ta gặp được một người Thầy thì chúng ta sẽ tiếp tục quá trình học của mình. Như thế, khi chúng ta gặp được người Thầy đó, người Thầy đó cũng rất quý chúng ta vì chúng ta đã nỗi lực để học để tu. Chúng ta không thể ngồi chờ đợi người khác đến thúc giục chúng ta, chính chúng ta cần phải thích nghi bản thân với tình huống xung quanh.

 

Ăn chay có giúp ích việc tu hành hay không?

Trong truyền thống Theravada, thông thường họ không phải là những người ăn chay. Người Tây Tạng nhìn chung cũng không phải là những người ăn chay mặc dù một vài trong số họ ăn chay. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người trở thành những người ăn chay và ngày càng có nhiều tu viện ở Tây Tạng chẳng hạn trong những dịp lễ hội như là Năm mới hay những buổi lễ chào mừng, có khi tất cả thức ăn đều là thức ăn chay. Bản thân tôi là người ăn chay nhưng nói một cách thật lòng, có rất nhiều người ăn chay nhưng không giác ngộ, có rất nhiều người ăn thịt lại thật sự giác ngộ. Vì vậy, tôi nghĩ bản thân việc ăn chay sẽ không giúp ích việc giác ngộ. Tuy nhiên, cũng rất đúng, nếu một người nghĩ rằng tất cả mọi người đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ thì làm sao chúng ta có thể ăn thịt của một sinh vật khác đã phải chịu đựng rất nhiều. Đặc biệt, ngày nay trong thị trường bán thịt, họ giết gà, bò, lợn quả thật như địa ngục. Nếu chúng ta nghĩ đến điều đấy chúng ta sẽ càng muốn được khuyến khích ăn chay. Một mặt càng ngày càng có nhiều người ăn chay, đồng thời cũng có những người ăn thịt càng ngày càng ăn nhiều thịt hơn. Ngay cả khi chúng ta không tự tay giết mổ lấy thịt cũng khuyến khích cho việc giết mổ được thực hiện. Làm sao chúng ta có thể nói về lòng từ bi và yêu thương tất cả chúng sinh khi chúng ta ăn thịt.

Một người Anh khi được hỏi tại sao lại ăn chay, ông nói: “Động vật là bạn của tôi và tôi không ăn bạn của tôi, thế là đủ rồi.” Tại sao chúng ta lại cho phép việc sự sống của người khác bị tiêu thụ bởi chúng ta. Cũng có một số người được phép ăn trứng nếu trứng đó là của những chú gà không dành để ấp trứng. Trứng là nơi một sinh vật sẽ được hình thành. Cũng vì lý do đó chúng tôi không ăn trứng. Thực tế là nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện việc đấy là chúng ta khuyến khích việc…. Nếu chúng ta thực hành một cách chân chính thì chúng ta sẽ nhận thức được điều đó và sẽ giết hại để ăn. Việc ăn chay ăn mặn tùy thuộc chúng ta, không phải là luật được đưa ra.

 

Bạn sẽ làm gì nếu bạn mất niềm tin vào tôn ti trật tự?

Phật giáo đã thật sự mang tính tôn ti trật tự từ thời trung đại. Đó là cấu trúc ở quá khứ, nhưng Giáo Pháp luôn kỳ diệu, đó là tính Không của tất cả mọi thứ. Chúng ta thỉnh thoảng cũng rất chán nản với tính tôn ti trật tự nhưng bản thân Giáo Pháp rất kỳ diệu, rất sâu sắc, không có cái gì giống như thế. Như một Larma đã nói: “Có sự tồn tại của Phật giáo và có Phật tử, không cần lo lắng nhiều quá về Phật tử, chỉ suy nghĩ về Phật giáo, vì đó là một hệ thống tồn tại bền vững và chỉ cần quan tâm làm thế nào để biến đổi tâm trí không chỉ là một cách sáng suốt.” Giáo Pháp thật kỳ diệu và tôi chưa thấy cái gì kỳ diệu hơn và chính vì vậy tôi đã là một nữ tu sĩ trong suốt bao nhiêu năm qua. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ niềm tin vào Giáo Pháp. Quả thật, Phật giáo vẫn còn đầy tính tôn ti trật tự nhưng chúng ta không được từ bỏ niềm tin vào Giáo Pháp, Phật giáo.

Đôi khi chúng ta cố gắng trở thành một Phật tử tốt nhưng sau đó lại cảm thấy mệt vì cứ làm một người tốt chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong một số tôn giáo khuyến khích mọi người không nên đặt ra câu hỏi. Thỉnh thoảng tôi thấy mệt mỏi và đôi khi tôi phải sống giả tạo và cảm xúc này làm tôi rất căng thẳng. Làm sao tôi thay đổi được? Đức Phật bằng cách nói rằng chúng ta hãy từ bi, yêu thương chính bản thân chúng ta. Trước hết, chúng ta cần chữa trị cho chính bản thân chúng ta, phải hàn gắn, phải làm bạn với chính chúng ta, chúng ta cần phải tốt với chính chúng ta. Và từ đó, cảm giác bình an, an lạc của chúng ta mới giúp chúng ta mang lại an lạc cho người khác. Nếu chúng ta không có sự an lạc trong chúng ta thì làm sao chúng ta có thể đem điều đó đến cho người khác được. Vì vậy, rất quan trọng nếu bản thân bạn cảm thấy rằng quan tâm đến người khác, tốt đối với người khác thì mang tính giả tạo, đồng thời điều này cũng có hàm ý rằng bạn đã không thật sự tốt, thân thiện với chính bản thân mình. Khi chúng ta yêu thương tất cả chúng sinh, chúng ta nhận thức tất cả chúng sinh cần được yêu thương. Điều thú vị trên thực tế, chúng ta càng chân thành, cảm thấy thật sự yên ổn với chính chúng ta, chúng ta càng ít nghĩ về chính mình. Chẳng hạn như nếu tay ta bị đau, chúng ta cần phải bảo vệ cánh tay, cần giữ nó để không ai chạm vào. Tôi nghĩ chúng ta cần bảo vệ cánh tay bị đau này và chúng ta không thể sử dụng nó, chúng ta chỉ quan tâm và bảo vệ cánh tay của mình. Nhưng khi cánh tay này được cứu chữa, chúng sẽ trở nên rất có ích, hầu như quý vị không nghĩ đến cánh tay của mình nữa. Tương tự như thế, đó là cảm xúc tự quan tâm, yêu thương chính mình. Nếu chúng ta không an lạc trong chính chúng ta, những người có vấn đề về tâm lý phải tìm gặp nhà tâm lý. Lúc nào cũng nghĩ đến “tôi, tôi, tôi,… vấn đề của tôi, ôi tôi có rất  nhiều vấn đề, chẳng có ai yêu tôi,…” và chúng ta không còn có năng lượng để dành cho những người khác. Vì vậy, Đức Phật nói bắt đầu bằng việc yêu thương bản thân mình để chúng ta yên ổn hơn, an lạc hơn, bình tĩnh hơn, thân thiện với chúng ta và một cách tự nhiên, chúng ta sẽ cảm thấy cởi mở hơn và thân thiện với những người khác hơn vì chúng ta có thể hàn gắn. Có một sự thấu hiểu vô cùng sâu sắc trong Đức Phật là chúng ta cần phải đối phó với chính chúng ta và để chúng ta có thể tỏa năng lượng này đến những người xung quanh chúng ta một cách chân thành. Nếu không thì rất khó.

 

Trong cộng đồng, mọi người lừa tôi vì những lý do ích kỷ của họ, làm sao tôi có thể thay đổi được tâm trí tôi và phản ứng với họ?

Trong việc rèn luyện tâm trí trong trường phái của Tây Tạng có rất nhiều sự nhấn mạnh vào việc khi mọi người ích kỷ, keo kiệt, lừa gạt chúng ta trong khi chúng ta lại rất tốt với họ, chúng ta xem họ như những người Thầy vĩ đại,… Nhìn chung, điều này cũng rất đúng nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta cũng phải rất tốt. Nếu mọi người thật sự lừa gạt chúng ta hay không tốt với chúng ta, chúng ta chỉ nói trừ phi chúng ta là Bồ tát. Chúng ta phải tìm ra cách làm thế nào để phản ứng lại theo cách một mặt không tạo thêm nhiều vấn đề nữa chẳng hạn nếu ai đó không tốt với tôi và tôi phản ứng lại họ, quá trình cứ thế sẽ tiếp diễn, vì vậy tôi phải ngưng quá trình này lại. Tất nhiên, chúng ta không phải tốt với họ ngay cả khi họ không tốt với chúng ta, chúng ta cũng phải làm gì đó để ngưng quá trình này lại. Nếu chúng ta có được sự tỉnh thức rất lớn để đối phó với những người làm cho bản ngã bạn tổn thương thì không quan trọng lắm. Nếu mọi người nói cái gì đó không tốt về bạn, bạn cần phải suy nghĩ điều đó có đúng không. Nếu đúng, bạn phải cảm ơn người đó, còn nếu nó không đúng cũng không cần phải quan tâm, nhưng nếu mọi người làm những việc gây tổn thương, phá hủy bạn, vì lòng từ bi của chúng ta, chúng ta cần phải đứng lên phản ứng lại phản đối. Đó là lòng bi mẫn không sợ hãi, nghĩa là rất mạnh mẽ. Chúng ta không phải lúc nào cũng cười, vui vẻ và tốt bụng. Có những người lúc nào cũng chỉ cười và hiền hòa. Trong truyền thống Tây Tạng có một phẩm chất khác, đó là một người có màu đen, đó là thần hộ pháp, một người rất giận dữ nhưng ông ấy rất từ bi, nhìn rất dữ tợn nhưng rất từ bi. Vì vậy, từ bi đôi khi cũng cần rất mạnh mẽ chứ không phải lúc nào cũng ngọt ngào, dịu dàng, nhẹ nhàng. Nếu người đối diện rất bướng bỉnh, cứng đầu, đôi khi thỉnh thoảng chúng ta cũng cần phải bạt tay nhưng bởi vì là chúng ta yêu đứa trẻ và không muốn nó đi lạc đường nên chúng ta cũng phải nghiêm khắc để ngưng hành động sai trái của đứa trẻ nhưng thái độ bên trong của chúng ta có dựa trên sự giận dữ hay không hay dựa trên việc chúng ta nhìn thấy một tình huống một cách rõ ràng và biết rằng làm thế nào để phản ứng lại một cách khéo léo, có thể nó cần phải có kỹ năng. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải tu tập để rèn luyện một cách khéo léo. Nghĩa là không phải lúc nào chúng ta cũng cười, phải vui vẻ.

TKN. Jesunma Tenzin Palmo

Tin khác

Cùng chuyên mục

error: Nội dung được bảo mật !!